Web Analytics Made Easy - Statcounter

Một ứng dụng của Blockchain và cryptocurrency trong xây dựng product - micropayments (thanh toán vi mô)

Blockchain Dec 26, 2022

Trong bài này mình sẽ nói về góc nhìn mà mình thấy cryptocurrency có thể ứng dụng được trong product sau khi mình thử nghiệm qua một vài product liên quan đến cung cấp các dịch vụ VPN, lưu trữ, chia sẻ tài nguyên tính toán ( compute power) phân tán ( decentralize) đó là sử dụng cho các micropayments.

Lưu ý: trong bài viết này mình có nhắc đến một số product thực tế mà mình có trải nghiệm để làm ví dụ, nhưng mình sẽ không xét đến mức độ thành công hoặc tồn tại của product này trong thời gian tới, vì đơn giản là build được một product thành công thì khó mà :D. Trải nghiệm của làm việc mình trong công ty partnership với các đối tác có thể đồng hành tạo ra các impactful product cho thấy vậy. Quá nhiều biến số tác động đến thành công của nó. Mình chỉ bàn đến phần khả năng ứng dụng thanh toán trong các product này sử dụng cryptocurrency thôi.

Vậy micropayment là gì?

A micropayment is a small transaction, often carried out online, that can be as small as a fraction of a cent.

Micropayment là một giao dịch tài chính liên quan đến một khoản tiền rất nhỏ và thường là một khoản tiền diễn ra trực tuyến, và giá trị này nhỏ hơn một số nhất định, có thể chỉ là 1 phần của cent, hoặc vài Viet Nam đồng.

Các product có thể ứng dụng micropayment ra sao?

Mình thấy trong các product build theo dạng platform, để cung cấp cơ chế cho các bên cùng đóng góp vào product và tạo ra giá trị sẽ thích hợp cho các dạng thanh toán này.

Ví dụ về mảng VPN phi tập trung, 2 product trong mảng này mình có sử dụng qua, dưới cả 2 góc độ là Người dùng & Provider ( cung cấp các địa chỉ VPN cho người dùng cuối) là MysteriumSentinel.

Nguồn: https://docs.mysterium.network/about-mysterium

Như trên hình, bạn có thể thấy có 3 bên tham gia vào việc cung cấp và sử dụng VPN.

  • Broker: Đóng vài trò như mô giới để tổ chức và điều phối việc cho thuê và thuê VPN, và nhận khoản phí từ các transaction được tạo ra trên nền tảng của mình
  • Provider ( hoặc Node Operator): là bên cung cấp tài nguyên VPN & có nhu cầu cho bên  Consumer thuê để sử dụng và nhận về benefit cho mình.
  • Consumer: là bên có nhu cầu tìm kiếm và thuê VPN để sử dụng và sẵn sàng trả tiền cho việc đó, vd như mình cần vào đọc Medium ( chẳng hiểu sao network nhà mình lại Medium bị Medium chặn :D)

Một ví dụ khác lấy từ Golem Network :

Nguồn: Golem Whitepaper

Với mô hình của Golem cũng tương tự như Mysterium hay Sentinel, chỉ khác ở phần dịch vụ mà product cung cấp, thay vì cung cấp VPN thì Golem tập trung vào giải pháp cung cấp tài nguyên tính toán cho requestor, thông qua 1 giao thức chuẩn do Golem define ra để đảm bảo các application có thẻ chạy được trên các provider machine và trả về kết quả mong muốn cho Requestor.

Chi tiết hơn về cách apply micropayments trong dạng product này:

Nhìn về khía cạnh product, thì một platform dạng như này sẽ có 2 scope chính cần quan tâm:

  • Cung cấp giải pháp đặc thù của product: Hạ tầng kết nối VPN hoặc sức mạnh tính toán, không gian lưu trữ, ... nói thẳng ra là bất cứ tài nguyên gì có thể mô giới trung gian được trên nền tảng internet, tùy vào target và vấn đề mà product muốn giải quyết
  • Xử lý phần thanh toán cho các giao dịch giữa requestor và provider, và trích hoa hồng cho broker.
  • Các scope khác để phục vụ cho nhu cầu product mình tạm không bàn đến.

1.Cung cấp giải pháp đặc thù của product (hạ tầng kết nối VPN, sức mạnh tính toán, ...):

Phần này thì không liên quan gì tới crypto hoặc blockchain.

Ví dụ trong VPN solution thì vẫn là các vấn đề kĩ thuật của của networking và setup VPN, về cơ bản thì mình thấy nó không khác gì các app VPN khác: cung cấp giải pháp kết nối dựa trên một số giao thức chuẩn như WireGaurd, OpenVPN, và viết các app đầu cuối abstract các giao thức này thành giao diện trên UI để user có thể tiện sử dụng.

Vd giao diện của app Sentinel LiteMysterium trên mobile:

hoặc như trong Golem thì là việc chuẩn hóa các tác vụ thông qua các giải pháp ảo hóa, vd wasmtime, chi tiết hơn có thể tham khảo ở link.

Golem Wamstime

Về phần solution để giải quyết bài toán trong product mình sẽ không đi sâu trong bài viết này, các bạn có thể đọc thêm ở document của các product

2. Xử lý phần thanh toán cho các giao dịch:

Đây mới chính là phần mình muốn nhấn mạnh việc apply cryptocurrency để thực hiện các toán cho các transaction trong product.

Vì đây là các micropayments, một giao dịch có giá trị rất nhỏ, ví dụ trong trường hợp của mình sử dụng Myst để truy cập Medium trong 15-30 phút, ước chừng 10-15MB dữ liệu, vậy giá trị của 1 giao dịch khá thấp, có thể thấp hơn nhiều so với giá trị nhỏ nhất của 1 loại tiền tiện fiat có thể có ( vd 1 cent) và  tất nhiên sẽ thấp hơn nhiều so với chi phí để xử lý 1 giao dịch.

Nếu approach theo cách bình thường mà Web2 hay sử dụng thì giải pháp theo mình sẽ là ghi sổ  các giá trị giao dịch, và summary lại vào cuối kỳ thanh toán. sau đó đến kì thanh toán thì sẽ tiền hành thực hiện giao dịch với các bên liên quan. nếu vậy thì sẽ có 1 số rủi ro có thể kể đến:

Rủi ro về thanh toán của Requestor/Broker/Provider:

  • Nếu chọn cách yêu Requestor/Consumer deposit trước khi sử dụng ( trả trước) và tiền này do Broker giữ. Thì sẽ có nguy cơ Broker lock tiền và không thanh toán cho Provider, hoặc thông tin thanh toán kém minh bạch do Broker làm sai lệch sổ sách lưu trữ, tệ nhất là Broker ôm tiền bỏ trốn ( như giật hụi ở việt nam vậy)
  • Nếu chọn cách kết toán và yêu cầu Requester thanh toán hóa đơn ( trả sau) thì có nguy dơ Requestor sẽ không thanh toán & xù tiền sau khi sử dụng dịch vụ, lúc đó người bên chịu rủi ro sẽ là Broker và Provider.

Rủi ro của các bên trung gian khác:

Trong các giao dịch trong môi trường Web2, sự giao dịch cần có các bên khác tham gia vào quá trình thanh toán ( Bank, Payment Gateway, ...). với mỗi bên trung gian được thêm vào, thì phần phức tạp và chi phí, rủi ro cũng sẽ thêm vào phụ thuộc vào các bên trung gian tham gia vào giao dịch.

Minh họa về các layer có thể ảnh hưởng tới phần thanh toán

Vậy Cryptocurrency có thể giúp giải quyết bài toán này như thế nào?

Áp dụng blockchain làm layer thanh toán trong product

Theo mình thì có 3 ưu điểm:

  • Loại bỏ các bên trung gian.
  • Tự động hóa việc xử lý giao dịch thông qua SmartContract.
  • Cryptocurrency có đơn vị thanh toán tối thiểu rất nhỏ.

Nhược điểm:

  • Transaction fee chưa đủ thấp để thanh toán từng micropayments transaction

Loại bỏ bên trung gian và thực hiện các giao dịch một cách tự động bằng cách sử dụng SmartContract

Nguồn: cystack.net
  • Bằng cách sử dụng SmartContract, và ví của user được kết nối trực tiếp đến SmartContract trong lúc thực hiện giao dịch, việc này sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các bên trung gian không cần thiết, tiền sẽ được chuyển trực tiếp từ Requestor đến Provider một cách tự động và tuân thủ các điều khoản đã được định nghĩa trong SmartContract, không có gian lận hay lock giao dịch, phụ thuộc vào bên nào trong hệ thống cả.

Đơn vị thanh toán tối thiểu rất nhỏ:

Nguồn: cointelegraph.com

Hãy xét qua đơn vị thanh toán nhỏ nhất của BTC và ETH như hình. một đơn vị thanh toán mang giá trị cực kì nhỏ nên sẽ cực kì phù hợp cho các giao dịch nhỏ như mình nói ở bên trên.

Lấy ví dụ về giá của Mysterium:

1.99 USD cho 75GiB, tương đương với khoảng 0.000026USD/MiB dữ liệu kết nối qua VPN. số này hoàn toàn có thể được xử lý và gởi qua mạng lưới crypto vì giá trị này lớn hơn nhiều lần so với giá trị nhỏ nhất (sub-unit) của 1 Token.

Nhược điểm: Phí giao dịch vẫn quá đắt

Lấy ví dụ đây là phía giao dịch hiện tại trên mạng Polygon ( 26/12/2022). mức phí này( 0.0071USD/trans) vẫn đắt hơn ~27 lần số tiền phải chi trả cho 10MB dữ liệu sử dụng trong ứng dụng.

Vì vậy mặc dù tiềm năng của cryptocurrency để áp dụng thanh toán micropayment là rất lớn, nhưng nó chỉ thật sự khả thi khi nào các network thật sự hoàn thiện các giải pháp mở rộng để đưa mức phí giao dịch về cực thấp, thì các micropayments mới thật sự bùng nổ được.

Review trong 3 product: Sentinel, Golem, Mysterium.network,

Golem:

Trong 3 product mình sử dụng qua thì Golem là product duy nhất mình thấy đã apply hoàn thiện cơ chế payment per transaction, tức là giao dịch được thực hiện giữ Requestor và Producer ngay sau khi job được hoàn tất. nhưng các thực hiện này vẫn gặp nhược điểm lớn như mình nhắc đế phía trên, phí giao dịch quá cao.

Bạn có thể thấy trong khoảng 1 năm trước Golem sử dụng zkSync( giải pháp layer 2) để thực hiện giao dịch. nhưng phía giao dịch lại cao gấp 34 lần giá trị của giao dịch đó. gần đây thì Golem đã chuyển network sang sử dụng giải pháp trên mạng Polygon, nhưng phí giao dịch vẫn còn cao gấp 6 lần giá trị của job thực thi, cho tới thời điểm mình viết bài thì không rõ thật sự Golem đã ra dược giải pháp để khắc phục được việc này chưa.

Sentinel

  • Ứng dụng này vẫn còn trong giai đoạn testing và kiểm thử, nhưng mình thấy giá trị giao dịch & mức phí của nó khá hợp lý khi sử dụng mạng Cosmos để giao dịch. hình bên dưới là giao dịch update status của node để cho sentinelhub biết là node của provider vẫn đang online và cập nhập giá mới nhất của node.

Mysterium

Myst là product hoàn thiện nhất và product ready, cung cấp giải pháp ổn định nhất trong 3 product này ( xét về góc nhìn cung cấp dịch vụ)

Tuy nhiên có lẽ vì phí giao dịch per transaction còn quá đắt nên Myst vẫn chỉ áp dụng cơ chế Deposit đối với user, và Settlement cho provider - một cơ chế payment khi giá trị tích lũy đạt đến số dư tối thiểu. vì vậy có thể thấy là Myst vẫn đang duy trì invoice bên trong mạng nội bộ của mình thay vì lưu trữ toàn bộ data on-chain cho phần thanh toán.

Tạm kết

Tiềm năng để có thể áp dụng cryptocurrency vào trong việc thực hiện các giao dịch thanh toán của product thực tế là rất lớn, điều này có thể cho thấy Cryptocurrency có thể mở rộng ra để apply trong bất product nào chứ không chỉ giới hạn trong các product liên quan tới mảng đầu tư, hoặc các game tài chính, hoặc GameFI, .... nhờ các ưu điểm vượt trội của nền tảng này.

Nhưng điểm yếu nhất của Cryptocurrency mà các giải pháp hạ tầng cần phải xử lý được là phí giao dịch phải thấp hơn nữa, thì mới thật sự tạo thành điểm mạnh và điểm cộng thu hút các bên phát triển product có thể tự tin apply và tạo ra innovative product cho mình và user.

Reference:

Tags

Vĩ Nguyễn

Software Engineer, Infatuated with Product Development, DevOps, OS, Blockchain, Software Engineering, Hardware