Web Analytics Made Easy - Statcounter

Crypto mining - Đào coin - nên hay không và điểm thú vị là gì? góc nhìn khác ngoài lợi nhuận

Crypto mining - Đào coin - nên hay không và điểm thú vị là gì? góc nhìn khác ngoài lợi nhuận - phần 1?

Sharing Dec 12, 2022

Trong bài viết này mình chia sẻ một số góc nhìn, cách hiểu của mình về ngành crypto mining &  các góc nhìn, thông tin mình thu thập được về thị trường này, mình sẽ viết dưới dạng Q&A để chia sẻ những suy nghĩ của mình.

Context

Mình là một người có ấn tượng & đam mê với ngành phần mềm có tương tác sâu với phần cứng , nên crypto mining là một ngành mình thấy rất thú vị, vì bản chất của nó là tận dụng các khả năng của phần mềm để tối ưu hóa năng lực của phần cứng,  hoặc level cao hơn là custom phần cứng để gia tăng năng lực cạnh tranh nhằm thu về lợi nhuận cao hơn cho mình.

Mình tham gia vào thị trường mining khá trễ, cuối 2016 đến đầu 2018 thì rút hẳn, chỉ còn theo dõi  thị trường cho vui, lý do không mine nữa cũng dài, mình sẽ kể sau, có thể góc nhìn của mình có thể đã phần lớn outdated so với tình hình chung hiện nay (2022), không dài dòng nữa, vào bài thôi, các bạn có thắc mắc hoặc góp ý thì contact mình nhé:

Q&A

Question 1: Đào coin có mang lại lợi nhuận không?

Answer 1: Có, nhiều hay ít thì tùy kĩ năng và năng lực của từng đội đào, khả năng chốt lời, chọn loại coin cần mine, kinh nghiệm quản lý, tối ưu năng lực phần cứng, phần mềm, tối ưu chi phí.

Question 2: ETH đã chuyển sang PoS và PoW thì luôn bị thế giới lên án vì sử dụng quá nhiều năng lượng, vậy trong tương lai ngành này còn phát triển không?

Answer 2:

  • Theo mình thì vẫn sẽ phát triển, mặc dù PoS đang là xu hướng hiện nay, nhưng PoW vẫn sẽ tồn tại theo thời gian, có thể sẽ không phát triển và dominate thị trường nữa,  nhưng nghành này vẫn rất phát triển và nhiều cộng đồng hỗ trợ, đứng sau những đồng coin lớn trên thị trường là những company lớn, có thể làm maker để kiến tạo thị trường. mình lấy ví dụ như Bitman/Antpool - Một ông lớn trong ngành sản xuất máy đào coin, sau khi ETH chuyển sang PoS thành công thì đã đầu tư rất nhiều vào ETC để kiến tạo thị trường mới cho các máy đào của mình, hoặc như BTC vẫn sẽ kiên trì đi với PoW, và mình nghĩ cũng chẳng có lý do gì để BTC đổi sang PoS cả. :D.
  • Góc nhìn khác, PoW mình thấy là một thị trường đã được chứng minh là có lợi nhuận và tăng trưởng được, nên miễn là thị trường này còn có khả năng sinh lời, thì vẫn sẽ còn người tham gia kiến tạo và kiếm lời thừ thị trường này

Question 3: Các bên nào tham gia vào thị trường mining?

Answer 3: mình tạm chia thành 1 số bên theo cách mình hiểu

  • PoW Coin Founder: mình tạm gọi như vậy, họ là những người muốn phát hành đồng coin mà có thể mine đc bằng các giải thuật PoW để phục vụ cho mục đích của họ, có thể là phát triển product, hoặc cho vui, ...., nhưng miner thì cần coin, và luôn có người tạo ra các đồng coin cho họ.
  • Anh em miner ( trong đó có miner cò con như mình): nhìn ra được khả năng kiếm lợi nhuận và nghĩ ra có thể kiếm sống được từ ngành này, nhiệt tình tham gia vào thị trường ( và dứt áo đi cũng rất nhiều sau mỗi lần downtrend), lớp này người này là đông nhất và ở mọi nơi, đông như quân nguyên và cũng bỏ xác nhiều như quân nguyên sau khi đánh trận.
  • Nhà sản xuất phần cứng: Bitman, ADM, Nvidia, Innosilicon, ...: các bên này kiếm được cực kì nhiều lợi nhuận bằng việc bán phần cứng cho miner, và trong mùa uptrend, hầu hết phần cứng bán ra tiêu thụ trong 1 nốt nhạc, thậm chí có những công ty mining không muốn lãng phí thời gian đợi ship quá lâu mà thuê hẵn hàng không để shipping cho nhanh.
  • Nhà sản xuất phần mềm: bạn có phần cứng ( CPU, GPU, ASIC), và có 1 đồng coin có thể khai thác được bằng phần cứng bạn đang có, vậy thì sẽ có những bên sẽ chuyên viết phần mềm ( có thể cũng là những nhà phát triển phần cứng, hoặc pool operator, hoặc coin founder, hoặc những bên thứ ba chuyên tối ưu phần mềm cho phần cứng có sẵn ( ví dụ Braiin.com))  viết ra những phần mềm chuyên dụng để khai thác tối đa sức mạnh của phần cứng để khai thác đồng coin, và nhận về commission từ việc này.
  • Pool Operator: Miner hiện tại hầu hết không thể sống và cạnh tranh được bằng cách mine solo, trừ khi là chủ của những farm lớn, và các miner hầu hết đều sẽ có nhu cầu hùn hạp làm ăn chung, từ đó khái niệm pool ra đời, và có product ra đời thì cần có bên vận hành và lấy phí hoa hồng, các bên này chỉ đứng giữa, tổ chức cho các miner có thể cùng nhau mine 1 loại coin, và chia lợi nhuận, dễ làm, dễ chơi và ăn thật, ít rủi ro hơn so với đầu tư phần cứng trực tiếp, nên số lượng pool cũng cực kì nhiều.
  • Thương gia (Trader): để kết nối nhu cầu giữa các bên sản xuất, bán phần cứng với anh em miner, thì anh em thương gia là một phần không thể thiếu, nhập hàng, thông quan, setup, hỗ trợ kĩ thuật, bảo dưỡng bảo trì, .... nói chung là việc gì khó thì có mấy anh em thương gia hỗ trợ nhiệt tình.
  • Xưởng đào coin (farm): không phải ai cũng có năng lực tự build cho mình một trại đào coin và vận hành được, hoặc không thể tìm được chi phí mining hợp lý ( chủ yếu là chi phí điện). nên một nhu cầu lớn tiếp theo là đầu tư & mang đi gởi ở farm để host hộ ( trọn gói có, chỉ host thôi tự vận hành có, quy mô lớn nhỏ, trong ngoài nước có đủ, ....) nên hình thành một thị trường thứ cấp ở đây để cung cấp giải pháp cho anh em đào coin.
  • Exchange Market ( Sàn giao dịch): anh em mine xong thì luôn có nhu cầu thanh khoản, vì vậy mang lên 1 sàn giao dịch nào đó bán, là nhu cầu tất yếu, và ở các sàn giao dịch và các đồng coin lớn, việc tracking ví của các miner xem bán hay đang hold, để dự đoán trend và tâm lý thị trường là một việc thường thấy trên thị trường crypto.
  • Crypto product founders: hầu hết các founder product đều muốn build cho mình một cộng đồng để phát triển sản phẩm, nên cũng có rất nhiều founder gắn bó với PoW để tận dụng điểm mạnh của hình thức này và kết nối với cộng đồng anh em miner.
  • Hash Exchange Market(ví dụ Nicehash): đây là 1 thị trường phái sinh thứ cấp, các máy đào phát sinh năng lực hash theo từng thuật toán của từng loại coin để có thể mining, vậy nếu bạn không có máy đào mà vẫn muốn đào coin thì sao? vậy là có 1 thị trường hình thành vì có phát sinh nhu cầu, các chợ trao đổi hash vậy là ra đời để đáp ứng nhu cầu này, tôi muốn đào coin, nhưng không có máy, anh có máy nhưng không muốn nhức đầu để tìm coin, vậy bán hash cho tôi đi, tôi sẽ mua và tự chọn coin để đào, thú vị đúng không? :D

Question 4: Kiểm tra lợi nhuận của các máy đào coin ở đâu?

Anwser 4:

  • Whattomine:  trang web phổ biến nhất, và có thể là tồn tại lâu nhất từ trước tới giờ
  • Asicminervalue: chuyên thống kê lợi nhuận theo của các dòng máy ASIC,  nhưng không liệt kê chi tiết lợi nhuận theo coin
  • Minerstat: Data nhiều, giao diện đẹp, release từ tầm 2018 2019, thông tin chi tiết đầy đủ
  • Nicehash: Chợ trao đổi hash lớn nhất hiện tại và hiển thị profit của các dòng phần cứng khi cho thuê hash trên chợ, nhưng cũng có thể gọi là thước đo tiêu chuẩn của thị trường mining cho các dòng phần cứng.

Question 5: Có những loại phần cứng nào có thể đào coin được?

Answer:

  • CPU: dòng phần cứng đầu tiên để đào BTC (2009) và tới nay vẫn còn phát triển, một số dòng coin chỉ hỗ trợ đào bằng CPU và phát triển các thuật toán để anti-GPU & ASIC, dòng này còn đặc biệt được ưa chuộng bởi các anh em hacker, mã độc nhúng vào web, vào máy tính của user, khai thác lén sức mạnh CPU để chuộc lợi cho mình, tuy nhiên đây vẫn là 1 dòng phần cứng được ưu chuộng để phát hành dòng coin mới.
  • GPU: sau khi đào coin bằng CPU thì một miner trên thế giới bắt đầu để ý tới GPU vì số nhân xử lý nhiều hơn và có thể chạy song song tốt hơn CPU, vì vậy phần mềm đào coin sử dụng GPU bắt đầu phát triển và coin nào có thể đào được bằng GPU thì sẽ mang lại lợi nhuận gấp nhiều lần so với CPU nếu sử dụng 1 thuật toán, các dòng coin sau này khi ra mắt thì hầu hết đầu tập trung support cho GPU. vì vậy mới có khái niệm build dàn trâu cày coin ( 6 chân, 8 chân: 6 card, 8 card đồ họa ,...), dòng này chiếm số lượng đông đảo, và cũng đang chết thảm sau thi ETH hark folk thành công sang PoS, hiện tại GPU vẫn đang đợi 1 dòng coin mới lên lãnh đạo và kéo lại phần mining này, mình tin là sớm thôi.
  • ASIC: (application-specific integrated circuit - mạch tích hợp chuyên dụng): sau thời kì của GPU thì coin thủ tiến lên một tầm cao mới, build các mạch tích hợp chỉ để xử lý một thuật toán duy nhất của 1 dòng coin hỗ trợ, ví dụ SHA-256 của BTC. tốc độ của dòng này so với GPU thì như bạn đi so sánh Lamborghini ( ASIC) và xe đạp (GPU) vậy. Chỉ cần 1 hãng sản xuất được 1 dòng ASIC cho 1 dòng thuật toán, thì đào bằng GPU xem như bỏ ( trừ thuật toán của dòng ETH), nhưng nghiệt ngã hơn là nếu 1 hãng phần cứng khác phát hành 1 ASIC cùng thuật toán nhưng hashrate cao hơn, thì khả năng đu đỉnh ASIC của anh em mua trước cũng cao không kém. Các hãng phần cứng mining lớn như Bitman, Innosilicon, Whatsminer ... (tham khảo: asicminervalue) đều là chuyên chế tạo và bán các dòng ASIC này, nhược điểm là vì là mạch ASIC nên chỉ làm đúng được 1 thuật toán, nếu coin chủ đạo đổi thuật toán & cộng đồng coin còn lại nhỏ thì máy xác định bán sắt vụn, hoặc ngoài đào coin ra thì dòng máy này không làm được gì khác, không như GPU hoặc CPU còn thanh lý về chơi game được, chắc chỉ còn mang đi quạt than, sấy quần áo (đã thử và rất hiệu quả :D)
  • FPGA: dòng này thì huyền thoại và ít phổ biến hơn vì tính xa xỉ của phần cứng, vì nó sử dụng các board lập trình cổng luận lý (FPGA) để implement các thuật toán, thường thì các mạch này chỉ dùng trong các lĩnh vực khoa học, quân sự, thiết kế chip, ... vì trước khi làm ra 1 con chip cứng thì cũng cần có các con chip "mềm", lập trình được, và trên thế giới cũng chỉ có vài hãng sản xuất được FPGA hiệu năng cao, số lượng cũng hạn chế ( hầu hết của US). ưu điểm dòng này là lập trình được thuật toán bằng mạch luận lý nên hiệu năng lý thuyết gần bằng ASIC, và lập trình lại được để đổi thuật toán ( giống thế mạnh của GPU), nhưng việc này cần tính chuyên môn cao, chưa kể chi phí phần cứng đắt đỏ, 1 mạch FPGA hơn 100tr vnd thì cũng bình thường, nên về lợi nhuận sẽ khó hấp dẫn, có thể tham khảo qua một số thông tin ở đây: https://www.bittware.com/cvp-13
  • HDD: sau khi tận dụng hết các chip tính toán, thì HDD cũng được lên ý tưởng để đào coin, coin đầu tiên tiếp cận sử dụng HDD để đào là Burst Coin, nhưng hiện tại cũng không phát triển lắm, mãi đến 2020/2021 thì Chia Coin( XCH) mới là dòng coin tiếp theo đi theo hướng sử dụng HDD và có cải tiến về thuật toán (PoST) đã tạo nên một trend mới và tạo nên một đợt sốt HDD/SDD ngắn hạn, Roadmap XCH cũng mạnh hứa hẹn triển khai smartcontract được, nhưng cần thời gian để xem có tồn tại được trên thị trường hay không, nhược điểm mình thấy lớn nhất của các dòng coin này là khả năng thay đổi dòng coin đào chậm. CPU, GPU, chỉ cần thay đổi phần mềm, hoặc pool đào (ASIC). (Với cùng 1 thuật toán) thì có thể đổi loại coin mới để đào ngay, dòng HDD gần như để đổi phải xóa hết và setup lại từ đầu, chưa kể số coin support HDD cũng quá ít để tạo nên 1 cộng đồng hấp dẫn cho miner.

Tạm kết: mình sẽ viết tiếp phần sau và publish sớm, xem như tản mạn về việc đào coin nhân mùa downtrend thứ 3 & chào mừng đến mùa đông crypto tiếp theo, winter is coming!

(Update 1: Phần 2): https://vinguyen.blog/tan-man-ve-dao-coin-crypto-mining-phan-2/

Tags

Vĩ Nguyễn

Software Engineer, Infatuated with Product Development, DevOps, OS, Blockchain, Software Engineering, Hardware